Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Nơi đầu sóng - Đảo Chìm đã nổi

Sau nhiều ngày thi công khẩn trương giữa cái nắng cháy da,du lich phu quoc những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt nước. Thêm một điểm đảo nhỏ đã hiện hữu giữa Trường Sa!

< Vận chuyển đá lớn lên xe, đưa xuống tàu.

Sau những ngày dầm mưa, dãi nắng, ngâm trong nước biển mặn và vượt qua bao khó khăn gian khổ của 60 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 131 Công binh Hải quân, một điểm đảo nhỏ ở khu vực đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa đã tạo hình nhô lên mặt nước. Việc xây đảo ở Đảo Chìm vô cùng ý nghĩa, đó không chỉ là kết quả của chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của hàng triệu tấm lòng trên khắp mọi miền đất nước, mà còn khẳng định sức mạnh nội lực của quân dân huyện đảo Trường Sa và khát vọng bảo vệ, giữ gìn quần đảo máu thịt thiêng liêng của quân, dân cả nước.

Viên đá tình người

Lần đầu tiên trên quân cảng Hải đoàn 129 Hải quân Vũng Tàu chứa một lượng đá khổng lồ được những người lính trẻ của Trung đoàn 131 Công binh chuyển xuống tàu đem ra Trường Sa xây đảo. Hơn 4.000 viên đá chẻ và hàng chục ngàn viên đá hộc được bạn đọc và nhân dân cả nước đóng góp, trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” chuyển ra xây đảo Đá Tây. Xúc động, khâm phục là cảm giác đầu tiên khi tận mắt chứng chiến những chiến sĩ trẻ Hải quân vác từng viên đá xuống tàu giữa trưa nắng chói chang của miền Đông Nam bộ.

< Cẩu đưa đá xuống hầm tàu Trường Sa 21.

Tôi còn nhớ như in buổi sáng 19/9 ấy. Quân cảng Hải đoàn 129 nhộn nhịp người, xe. Gần 100 cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn 131 Công binh Hải quân, cán bộ chiến sĩ của tàu Trường Sa 21 mồ hôi nhễ nhại chuyển đá xuống tàu và sẵn sàng đi đảo. Mặc cho nắng gió, mặc cho mồ hôi đẫm áo, người vác, người khiêng, người xếp đá vào cẩu. Hơn 100 sinh viên trường Trung học Du lịch và trường Đại học Vũng Tàu cũng có mặt để chuyển đá ra Trường Sa.

< Những viên đá chẻ có nhiều chữ ký của sinh viên cả nước được chuyển xuống tàu đi xây đảo Đá Tây.

Đại tá Nguyễn Viết Nhất, Chính ủy Trung đoàn 131 Công binh Hải quân chia sẻ: “Nén chặt trong mỗi viên đá này là tình cảm của hàng triệu người dân trên mọi miền Tổ Quốc dành cho các chiến sĩ Trường Sa.

Đem được viên đá ra Trường Sa xây đảo đã cực kỳ khó khăn, song để xây được đảo vững vàng ở vùng biển bão tố ấy còn gian khổ bội phần. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 131 Công binh Hải quân chúng tôi hành quân ra Trường Sa xây đảo theo mệnh lệnh trái tim người lính. Tất cả vì Trường Sa thân yêu, vì biển, đảo Tổ quốc, vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.


< Tàu Trường Sa 21 xuất phát đi đảo, hàng trăm cánh tay chào tạm biệt và gửi gắm niềm tin.

Chúng ta đem đá ra Trường Sa xây đảo,du lich campuchia chính là đem tình cảm của nhân dân cả nước và hơi ấm đất liền, tiếp cho đảo thêm sức mạnh và niềm tin yêu từ đất liền”.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Thái lần đầu tiên xung phong ra Trường Sa xây đảo phấn khởi: “Đây là lần đầu tiên em xung phong ra Trường Sa, cũng là lần đầu tiên em cảm nhận được 2 tiếng Tổ quốc thiêng liêng trong trái tim mình. Bây giờ em mới hiểu, góp đá xây Trường Sa có ý nghĩa lớn lao và ý nghĩa như thế nào. Lần này em xung phong ra Trường Sa, em muốn thử sức trai trẻ của mình nơi đầu sóng ngọn gió ấy”.

Tổ quốc hiện hữu nơi Trường Sa

Chiều 19/9/2011, gần 100 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 131 Công binh Hải quân và Tàu 21 Trường Sa của Lữ đoàn 125, cùng đông đảo sinh viên trường Du lịch và trường Đại học Vũng Tàu đã chuyển hơn 1.000 tấn đá, sắt thép, vật liệu xây dựng xuống tàu đêm ra Trường Sa xây đảo. Những cái bắt tay siết chặt, những giọt nước mắt xúc động giữa người đi, người ở lại, giữa các bạn sinh viên và những người lính trẻ cứ hòa lẫn vào nhau. Tàu Trường Sa 21 của Lữ đoàn 125 rời bến ra khơi trong niềm vui chia tay xúc động lưu luyến ấy.

Sau 3 ngày thi công khẩn trương giữa cái nắng cháy da và cơn khát cháy lòng, những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt nước. Đó là lúc 10h ngày 2/10/2011. Tất cả cán bộ chiến sĩ trong đội xây đảo không kìm được xúc động.

Giữa ngàn khơi, giọt nước mắt của các chiến sĩ hòa lẫn cùng nước biển. Hạnh phúc và vỡ òa, sung sướng và kiêu hãnh là cảm giác của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 131 Công binh khi nhìn thấy đảo nhỏ bắt đầu nhô lên mặt biển.

Có chiến sĩ nằm ngửa lên những mỏm đá sắc nhọn nhìn bầu trời Tổ quốc. Có chiến sĩ đứng trên mỏm đá cao nhất cầm viên đá giơ cao nói với biển trời “Đây là đảo Đá Tây,du lich thai lan là đảo của Việt Nam thân yêu. Nơi đầu sóng này, Đảo Chìm đã nổi rồi”.

Không dấu nổi xúc động, Kỹ sư Đại Quang Trung, người chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật chia sẻ: “Từ bây giờ Đảo Chìm sẽ không chìm nữa. Nhìn viên đá nhô cao lên khỏi mặt nước tôi cảm thấy Tổ quốc thân yêu của mình đang hé mở. Cụm đảo Đá Tây có thêm một điểm nhỏ. Những người lính Trường Sa đã có thêm sức mạnh mới”.

Sức mạnh từ lòng yêu nước

Cụm đảo Đá Tây thuộc Đảo Chìm, nằm trong quần đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, cách Vũng Tàu chừng 600 km. Đảo Đá Tây được bao bọc xung quanh chủ yếu là bãi ngầm và san hô. Với chiều dài 7 hải lý, chiều rộng 4 hải lý, đảo Đá Tây có hình lòng chảo. Lúc thủy triều xuống thấp nhất nhìn rõ những bãi đá ngầm. Địa thế của đảo chìm Đá Tây thuận lợi cho việc nuôi cá chim trắng trong lồng sắt, là nơi neo đậu an toàn cho các tàu thuyền khi gặp bão tố, lốc xoáy. Hiện đảo Đá Tây có các điểm đảo A,B,C, là nơi sinh sống, bảo vệ, nuôi trồng thủy hải sản của quân, dân huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa.

< Công trình góp đá xây Trường Sa đã đổ cột bêtông.

Việc xây dựng đảo Đá Tây thêm vững chắc không chỉ là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền, biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc, mà còn khẳng định quyền làm chủ của quân dân huyện đảo Trường Sa trong việc bảo vệ, giữ gìn phần máu thịt thiêng liêng của dân tộc. Xây dựng đảo Đá Tây thêm vững chắc, là khẳng định sức mạnh nội lực, đồng thời là khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam.

Trung úy Phạm Văn Hiệu, người có thâm niên đi xây nhiều công trình ở đảo Trường Sa cho biết: “Đối với lính Hải quân Công binh Trung đoàn 131 chúng tôi, xây đảo là nhiệm vụ thiêng liêng. Mỗi viên đá đem ra từ đất liền tốn tất nhiều công sức, mồ hôi, thậm chí đổ cả máu. Mỗi hòn đảo được xây dựng vững chắc hơn,du lich ha long đều có tình cảm gửi gắm của hàng triệu trái tim của người dân từ đất liền. Đảo Đá Tây thêm vững chắc là tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ chiến sĩ Trường Sa. Quần đảo Trường Sa được xây dựng ngày càng vững chắc là nhờ có sức mạnh từ lòng yêu nước của nhân dân cả nước”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét