Du lich phu quoc Thánh Thất CAO ĐÀI
Phú Quốc là nơi khai đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – Cao Đài. Là một tôn giáo độc thần, có tính dung hợp, Cao Đài là đạo dung hòa giữa Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo, thần đạo, khổng giáo.
Đạo được thành lập chánh thức từ năm Bính Dần (1926), nhưng từ 6 năm trước đã có một người thờ phụng Đấng Cao Đài: đó là ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, sau đó ông tòng sự tại Phòng nhì của Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
Đến khu du lich phu quoc du khách sẽ khám phá những biển tuyệt đẹp với cát vàng rực rỡ ở bãi Dài, cát trắng lấp lánh tại bãi Sao, rộng mênh mông như bãi Trường, và được hòa mình vào không khí trong lành do những làn gió mát rượi từ biển khơi thổi vào.
Địa danh Bãi Dài của đảo du lich phu quoc Việt Nam từng được hãng tin ABC News bình chọn đứng đầu trong số 5 bãi biển đẹp và sạch, nhưng còn ít người biết tới trên thế giới (đứng sau Bãi Dài là bãi Wildcat Beach ở California, Mỹ, Pink Beach ở Barbuda).
Thế nhưng, là người đã từng rất nhiều lần đến hòn đảo này (các bãi biển ở đảo này tôi đều đã đến), tôi lại thấy rằng đúng là Bãi Dài – một bãi biển nằm phía bắc đảo du lich phuquoc cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 40 km là một bãi biển đẹp
Ông Phủ Ngô Văn Chiêu chào đời ngày 28-2-1878 tại Bình Tây (Chợ Lớn) trong một ngôi nhà nhỏ ở phía sau chùa Quan Đế. Vốn rất thông minh, học hành giỏi gian, lại rất tôn sùng các vị thần tiên. Ông khởi đầu sự nghiệp công chức tại Sở Di Trú tại Sài Gòn, làm việc trải qua 3 năm từ 1899 đến 1902. Vào năm 1902, nơi đàn cầu cơ lập ra ở Thủ Dầu Một, ông đến hầu đàn, một vị Đại Tiên giáng đàn tiết lộ cho ông biết sứ mệnh tôn giáo và khuyến khích ông sớm theo Đạo. Là Quận Trưởng hành chánh vào năm 1919 tại Phú Quốc, Ông sống cuộc đời hiền đức theo đúng điều luật chặt chẽ của Lão giáo. Ông thường tổ chức các đàn cơ Cầu Tiên, nhận được những lời giáo huấn cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh. Trong số những Đấng tiếp xúc được, có một Đấng tự xưng là “Cao Đài”, quan tâm đặc biệt đến ông Phủ Chiêu.
Lúc đầu, cái tên ấy làm kinh ngạc những người hiện diện, bởi vì không có một quyển sách tôn giáo nào ghi chép việc nầy. Tuy nhiên, ông Phủ Chiêu nhận ra rằng đó là biệt danh của Thượng Đế, vì bởi những khải thị và những giáo huấn triết lý ở trình độ cao mà ông đã lãnh hội được nhiều lần. Ông Phủ Chiêu xin phép Đấng Cao Đài cho ông được phụng thờ Ngài dưới một hình thức xác thực và ông được lịnh tượng trưng Ngài bằng một con Mắt làm biểu hiệu.
Đó chính là sự nhập môn của người tín đồ Cao Đài đầu tiên vào tôn giáo mới và tôn giáo nầy 6 năm sau được lập nên ở Sài Gòn. Chẳng bao lâu sau, ông Phủ Chiêu được đổi về thủ đô Sài Gòn, nơi đây, ông thuyết phục được vài người tin theo đạo mới và gia nhập đạo.
Hiện nay tại thánh thất Cao Đài Dương Đông, Phú Quốc có một phiến đá lớn, có khắc hai chữ “huyện Chiêu”, do chính tôn ông Ngô Minh Chiêu khắc chạm. Phiến đá được xem như thánh tích khai đạo.
Đây là cách thức mà Đấng Cao Đài tuyển mộ các đồng tử.
Vào giữa năm Ất Sửu (1925), một nhóm nhỏ các thơ ký người Việt Nam thuộc nhiều nghiệp vụ hành chánh khác nhau tại Sài Gòn, tiêu khiển vào mỗi buổi tối bằng việc thông công với người vô hình theo lối Thần linh học. Họ dùng cái “bàn gõ” (table frappante). Những thử nghiệm đầu tiên không kết quả. Nhưng với sức nhẫn nại và kiên trì, họ đạt được những kết quả tích cực.
Với những câu hỏi đặt ra cho các Đấng chơn linh, hoặc bằng thơ, hoặc bằng văn xuôi, họ nhận được những câu trả lời đáng kinh ngạc. Cha mẹ hay bạn bè quá cố của họ hiển linh để nói với họ những việc gia đình và đồng thời khuyên họ hy sinh quên mình. Những phát hiện xúc động ấy giúp họ nhận biết sự hiện hữu của thế giới huyền bí.
Tuy vậy, có một Đấng thiêng liêng thông công được rất đáng chú ý vì sự ân cần của Ngài và những điều giáo hóa của Ngài về đạo đức và triết lý ở một mức độ rất cao. Đấng ấy ký dưới tên giả là “A à ”, không muốn cho biết về Ngài, mặc dầu có những lời cầu nguyện của những người tham dự.
Sau đó, những ông thơ ký Việt Nam khác đến tham gia làm đông đảo thêm nhóm xây bàn tài tử. Những đàn Cầu Tiên được tổ chức nghiêm túc hơn và đều đặn hơn.
Vì việc dùng cái “bàn gõ” không tiện lợi, nên một Đấng thiêng liêng bảo phải thay thế bằng “Ngọc cơ”. Với Ngọc cơ, các Đấng có thể viết chữ trực tiếp, việc thông công tự nhiên được nhanh hơn và các đồng tử phò cơ đỡ mệt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét